Sau đây, xin được giới thiệu đến các bạn 5 hòn đảo của những "tai ương" mà chỉ nghe thôi là bạn sẽ chẳng bao giờ muốn đến.
- >> Có thể bạn quan tâm: Công tác khắc phục sự cố cáp quang biển AAG đã hoàn thành sớm hơn 4 ngày so với dự kiến
Tiburon: Hòn đảo có biệt danh "ăn thịt người"
Hòn đảo Cristmas (Australial) - Thế giới của loài cua đỏ
Được phát hiện vào năm 1643, hòn đảo rộng 135 Km2 này được lấy tên theo ngày mà nó được tìm ra. Nếu có dịp đến đây, bạn sẽ chứng kiến cuộc sống của loài cua đỏ. Dưới những tán cây rừng ẩm thấp, là nơi sinh sống của chúng trong suốt phần lớn những khoảng thời gian trong một năm. chỉ đến khi mùa mưa tới, chúng mới rời hang của mình để bắt đầu một cuộc hành trình ra biển kéo dài 1 tháng. Ước tính có khoảng 120 triệu con cua sẽ đi qua một quãng đường dài 8km để xuống biển, với mục tiêu duy nhất là để duy trì nòi giống của mình, mặc cho rất nhiều nguy hiểm mà chúng sẽ phải đối mặt như thiếu nước, bị xe cán, hoặc bị tấn công bởi loài kiến vàng. Sau khi giao phối, những con cua đực sẽ lại tiếp tục cuộc hành trình quay ngược trở lại với rừng, để những con cua cái ở lại dưới biển, thực hiện nghĩa vụ đẻ trứng. Sẽ có hàng triệu con cua con được sinh ra, và chúng sẽ tiếp tục cuộc hành trình tìm đường về với rừng ngay khi chúng trưởng thành, tiếp nối vòng tuần hoàn của cuộc sống. |
Hòn đảo chìm ngập trong rác ở Maldives
Được thiên nhiên ưu ái với những bãi cát trắng trải dài cùng nước biển trong xanh, tuy nhiên quốc đảo Maldives - Thiên đường nhiệt đới ngay trên trái đất - lại thiếu một chính sách bảo vệ môi trường đúng đắn. Ở đây có một hòn đảo bị chìm trong biển rác, khoảng 150 người đang lao động tại đây, với nhiệm vụ là phân loại rác để xử lý. Tuy nhiên, với tốc độ xả rác rất lớn của quốc đảo này (trên dưới 330 tấn phế thải mỗi ngày), thì những việc họ làm được dường như chỉ "mang tính chất minh họa". Dẫn đến tình trạng, du khách chẳng ai dám "bén mảng" đến nơi đây. |
Sorok: Hòn đảo của những người mắc bệnh phong tại Hàn Quốc
Nổi danh từ thủa mà Hàn Quốc còn là một thuộc địa của Nhật Bản, đã trải qua hơn 100 năm, đảo Sorok được biết đến là hòn đảo của những người mắc bệnh phong.
Quân đội Nhật Bản bắt giữ những người bị bệnh phong tới đây. Không chỉ bị đánh đập và bị bắt phải lao động cực nhọc, những người mắc bệnh phong đa số không được phép kết hôn, sinh con. Tuy nhiên, đôi khi cũng có những trường hợp ngoại lệ, khi đó những đứa trẻ sẽ bị đưa đến nơi khác rời xa bố mẹ của nó ngay từ khi nó được sinh ra. Một số trường hợp khác, nếu một phụ nữ mang thai bị phát hiện, họ sẽ bị buộc phải phá bỏ cái thai đó. Lịch sử cũng ghi nhận rằng, hòn đảo này đã từng được cai trị bởi một đốc công độc ác, ông ta bị giết vào năm 1942. |
Ngày nay, sự kỳ thị vẫn còn tồn tại đối với những người sống tại hòn đảo này, dẫu cho nó đã được kết nối với đất liền.
Theo Phu Nu Today
0 nhận xét:
Đăng nhận xét